Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp?

Khi thành lập doanh nghiệp bên cạnh việc bắt tay vào công việc kinh doanh. Tuy nhiên thực tế doanh nghiệp thường không để ý, quên hoặc thực hiện không đúng. Các doanh nghiệp sau khi thành lập cần phải chú ý một số công việc cần thiết theo quy định hiện hành để được hoạt động. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các công việc này nhé!

Khắc con dấu công ty

Con dấu công ty là dấu hiệu nhận biết để xác nhận doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có giá trị pháp lý trong các giao dịch của công ty. Con dấu được xem là “vật báu” không thể thiếu của doanh nghiệp. Do đó, sau khi thành lập doanh nghiệp phải khắc con dấu riêng.

Doanh nghiệp có quyền tự quyết về nội dung, hình thức và số lượng con dấu. Nội dung con dấu thể hiện tên và mã số doanh nghiệp. Đồng thời phải đăng ký thông báo mẫu con dấu lên cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Dịch vụ khắc dấu nhanh, giá rẻ, lấy ngay - Khắc dấuViệt Tín
Dịch vụ khắc dấu nhanh, giá rẻ, lấy ngay – Khắc dấu Việt Tín

Xem thêm: Khắc dấu nhanh lấy ngay

Mở tài khoản ngân hàng

Pháp luật không quy định cụ thể bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành mở tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc mở tài khoản ngân hàng là cần thiết. Bởi thực tế, sau khi thành lập doanh nghiệp phải tiến hành nộp lệ phí môn bài cho cơ quan thuế. Mà theo quy định, doanh nghiệp phải đóng thuế bằng phương pháp nộp thuế điện tử qua mạng internet. Cơ quan thuế không nhận tiền bằng bất kỳ hình thức nào khác.  Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng.

Doanh nghiệp tiến hành mở tài khoản tại một ngân hàng bất kỳ. Sau khi có tài khoản, doanh nghiệp phải thông báo thông tin tài khoản cho cơ quan đăng ký kinh doanh biết trong thời hạn 10 ngày.

Việc doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng là điều tất yếu. Ngoài mục đích nộp thuế môn bài, doanh nghiệp còn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng trong nhiều giao dịch khác. Nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí. Đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Nộp tờ khai, nộp thuế môn bài

Theo quy định tại khoản 3 điều 1 nghị định 136/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp phải khai lệ phí môn bài một lần sau khi thành lập. Doanh nghiệp chủ động nộp tờ khai và lệ phí môn bài cho cơ quan quản lý thuế nơi đặt trụ sở chính.

Mức thuế môn bài căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm
  • Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Ảnh minh họa: Nộp tờ khái thuế môn bài

Treo biển hiệu công ty

Doanh nghiệp sau khi thành lập có nghĩa vụ viết hoặc gắn tên công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Do đó, treo biển hiệu công ty là việc cần làm của doanh nghiệp sau khi thành lập.

Việc treo biển hiệu công ty phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể:

  • Biển hiệu công ty phải được treo ở vị trí phù hợp, không được che chắn không gian thoát hiển, cứu hỏa; không lẫn ra vỉa hè, lòng đường gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng.
  • Nội dung biển hiệu bao gồm: Tên công ty, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thông tin khác,…
  • Chữ viết trên biển hiệu phải thể hiện bằng chữ Việt Nam, trường hợp khác phải được viết với kích thước bé hơn dưới chữ Việt Nam. 
  • Kích thước biển hiệu cung phải đúng quy định.

Doanh nghiệp nếu có hành vi vi phạm quy định về treo biển hiệu công ty sẽ phải chịu chế tùy mức độ vi phạm. 

Ảnh minh họa Biển hiệu công ty
Ảnh minh họa Biển hiệu công ty

Xem thêm: Quy định về treo biển công ty mà doanh nghiệp cần biết

Mua chữ ký số điện tử

Pháp luật hiện nay yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện một số giao dịch với cơ quan nhà nước bằng phương pháp điện tử như: nộp thuế điện tử; thanh toán hóa đơn điện tử; báo cáo, nộp bảo hiểm xã hôi điện tử;… Chữ ký số điện tử là công cụ để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch đó.

Doanh nghiệp còn sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch khác như: thanh toán online; ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng; trả lời email công việc,…  Chữ ký số giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian, thể hiện tính chuyên nghiệp khi làm việc.

Do đó, mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập đều phải mua chữ ký số điện tử. Doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị kinh doanh dịch vụ chữ ký số để nhanh chóng sở hữu một chữ ký số điện tử.

Xem thêm: Chữ ký số là gì? Tại sao doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số?

Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử là hóa đơn dưới dạng dữ liệu đã được mã hóa trên phương tiện điện tử do một cá nhân, tổ chức cung cấp. 

Việc cần làm đối với doanh nghiệp mới thành lập đó là tiến hành đặt in hóa đơn điện tử. Bởi pháp luật quy định doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử trong mọi giao dịch với cơ quan nhà nước, khách hàng. Do đó, đặt in hóa đơn là điều tất yếu.

Doanh nghiệp tự liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ in hóa đơn điện tử để tiến hành đặt in hóa đơn cho công ty. Sau khi thiết kế, xét duyệt mẫu hóa đơn, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tạo lập hồ sơ và hóa đơn mẫu. Doanh nghiệp nộp tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn mẫu qua mạng lên cơ quan đăng ký kinh doanh để được sử dụng hóa đơn điện tử.

Những điều cần biết về hóa đơn điện tử
Những điều cần biết về hóa đơn điện tử

Xem thêm: Những điều cần biết về hóa đơn điện tử

Trên đây là tổng hợp những công việc cần làm của một doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp phải hoàn thành những công việc đó để nhanh chóng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Mọi thắc mắc về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ Luật Việt Tín để được giải đáp thắc mắc./

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận