Những vấn đề và sự thay đổi của thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Từ trước đến nay, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư luôn ẩn chứa những rắc rối khiến cho mỗi nhà đầu tư khá lúng túng khi thực hiện thủ tục pháp lý này. Một yếu tố cốt lõi đảm bảo cho một chủ đầu tư được đầu tư vốn hiệu quả và hợp pháp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Vấn đề tiềm ẩn của thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Khi một chủ đầu tư muốn mua lại doanh nghiệp, góp cổ phần vào một doanh nghiệp nào đó thì việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là điều bắt buộc, đảm bảo quyền lợi và tính hợp pháp cho chủ đầu tư đó.

Việc làm này không dẫn đến sự xuất hiện của dự án mới, mà chỉ để tái cơ cấu, đổi mới công nghệ, sự thay đổi của nó chỉ là các thành viên trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp đó. Còn nếu sau đó có sự thay đổi về dự án đầu từ thì các doanh nghiệp tiến hành thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư dựa theo những tiêu chí thay đổi của dự án.

Những vấn đề và sự thay đổi của thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục về đầu tư khi phần vốn góp hoặc doanh nghiệp mua lại đó có sự thay đổi về sự án đầu tư. Còn nếu sự chuyển nhượng mang tính chất là chuyển quyền sở hữu thì không cần làm lại thủ tục về giấy chứng nhận đầu tư.

Nhưng vấn đề đặt ra là ở một số địa phương tình trạng này chưa được phân định rõ ràng, một số nơi áp dụng theo luật doanh nghiệp còn những nơi khác lại chờ sự chỉ thị của cấp trên, trong khi cấp trên đang mải xem xét.

Như vậy sự không rõ ràng ở đây thể hiện ở việc: quyền sở hữu doanh nghiệp của chủ đầu tư, và quyền của doanh nghiệp sở hữu tài sản góp vốn của chủ đầu tư. Để có được một sự phân định rạch ròi, cần phân biệt được địa vị pháp lý, bản chất cũng như những quyền phát sinh từ chính giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án. Và câu hỏi được đặt ra là giấy chứng nhận đầu tư được cấp cho ai? Chủ đầu tư, doanh nghiệp hay dự án?

Các trường hợp tiêu biểu cho vấn đề GCNĐT

Trường hợp thứ nhất:

Nếu trong trường hợp chủ đầu tư là người góp vốn để thực hiện dự án, thì giấy chứng nhận đầu tư sẽ được cấp cho chủ đầu tư đó hoặc các doanh nghiệp chung vốn. nếu giấy chứng nhận đầu tư này cấp cho chủ đầu tư, thì đó là sự ghi nhận của Nhà nước với chủ đầu tư đó, vậy nó phải được cấp khi dự án đã hoàn thành xong. Vì thế mà giấy chứng nhận đầu tư này chỉ có thể cấp cho doanh nghiệp hoặc dự án.

Trường hợp thứ hai:

Nếu bạn chú ý vào một giấy chứng nhận đầu tư thì đúng là nó được cấp cho doanh nghiệp, nhưng nếu xét theo điều 50 thì điều này dường như chỉ đúng cho một chủ đầu tư nước ngoài khi lần đầu góp vốn vào thị trường Việt Nam vì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Như vậy, một giấy chứng nhận đầu tư vừa có vai trò xác lập địa vị pháp lý vừa kiểm soát hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, gắn dự án với doanh nghiệp, một dự án gắn với một đơn vị. Như vậy sẽ phát sinh vấn đề là nếu doanh nghiệp đó đầu tư dự án thứ hai thì có phải lập một doanh nghiệp khác hay không?

Luật đầu tư đã có sự biến chuyển như thế nào?

Trước những vấn đề rủi ro còn tồn tại của thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, luật đầu tư đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ 1/7/2015, đã thay thế cho luật đầu tư được thông qua năm 2005 với những sự đổi mới quan trọng. Với những điều khoản thay đổi liên quan đến những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, hoàn thiện những cơ chế đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp Việt Nam và các quy ước quốc tế mà chúng ta là thành viên. Quan trọng nhất chính là sự ban hành những chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài, song song với đó là nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư này. Đồng thời cũng tiến hành những cải cách quan trọng liên quan đến vấn đề đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Những thay đổi trong luật đầu tư mới này đã góp phần giải quyết được các vấn đề tồn đọng, kích thích chủ đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh tế ở thị trường Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi nhất khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục pháp lý khác, để dự án được triển khai thuận lợi.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận