Quy định mới nhất về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư từ trước đến nay luôn là vấn đề được các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi thành lập công ty có vốn nước ngoài và đưa vào hoạt động. Việc nắm vững các quy định về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc lựa chọn dự án đầu tư phù hợp.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần xin cấp giấy chứng nhận. Nhà đầu tư có hai hình thức đầu tư vào Việt Nam là trực tiếp và gián tiếp. Đối với đầu tư gián tiếp thì nhà đầu tư sẽ không tham gia trực tiếp vào việc quản lý hoạt động mà chỉ thông qua việc mua cổ phiếu, cồ phẩn hoặc các loại giấy tờ có giá khác… Vì vậy những nhà đầu tư gián tiếp này sẽ không cần xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Còn với các nhà đầu tư trực tiếp thì đa phần đều phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, ngoại trừ các trường hợp dự án đầu tư chưa có số vốn đầu tư cụ thể. Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư , nguồn vốn và số vốn đầu tư mà pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định khác nhau về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nguồn vốn đầu tư có hai nguồn đó là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Dù là trong nước hay nước ngoài thì nhà đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đều phải thực hiện một trong hai thủ tục là thủ tục đăng ký hoặc thủ tục thẩm tra đầu tư. Vậy khi nào thì phải thực hiện thủ tục đăng ký và khi nào thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra?

Quy định mới nhất về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

1. Đối với thủ tục đăng ký đầu tư

Đây là quy định dành cho các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài khi dự án có quy mô vốn dưới 300 tỷ VND và thuộc lĩnh vực không điều kiện. Tuy nhiên ngoại trừ các dự án có quy mô dưới 15 tỷ VND sẽ không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

Các lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm: tài chính, ngân hàng; các lĩnh vực tác động đến quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; văn hóa thông tin, báo chí; các dịch vụ giải trí; các lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng; các khảo sát, thăm dò, tìm kiếm và khai thác tài nguyên môi trường; kinh doanh nhà đất; phát triển giáo dục và đào tạo…

Ngoài ra với các nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các công trình công cộng có ảnh hưởng đến cơ sở hạn tầng cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội.

– Đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư với dự án trong nước, nhà đầu tư sẽ thực hiện bản đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư với các nội dung sau:

  • Mục tiêu, quy mô và vị trí địa lý thực hiện dự án
  • Tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Vốn đầu tư
  • Tiến độ thực hiện

Ngoài ra có thể bổ sung nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường cũng như kiến nghị ưu đãi đầu tư. Ngay khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận được bản đăng ký thì nhà đầu tư sẽ được trao Giấy biên nhận.

– Đối với thủ tục đăng ký đầu tư dự án có vốn đầu tư nước ngoài:

Nhà đầu tư sẽ phải nộp bản đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư tương tự như trên. Ngoài ra phải bổ sung thêm các nội dung như báo cáo năng lực tài chính, hợp đồng liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh và điều lệ doanh nghiệp.

Sau khi nộp bản đăng ký với đầy đủ các nội dung yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xử lý và cấp Giấu chứng nhận đầu tư sau 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

2. Đối với thủ tục thẩm tra đầu tư

Quy định về thủ tục thẩm tra đầu tư là dành cho cho các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, bất kể nguồn vốn trong hay ngoài nước, quy mô lớn hay nhỏ. Và ngoài ra thủ tục này còn được quy định với những trường hợp lĩnh vực đầu tư không có điều kiện nhưng quy mô trên 300 tỷ VND.

Thủ tục thẩm tra đầu tư đối với dự án trên 300 tỷ VND bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
  • Báo cáo khả năng tài chính
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Giải trình quy mô, mục tiêu, vị trí địa lý của dự án, vốn đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, các giải pháp về môi trường và tiến độ dự án…
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Nếu có)

Nếu các dự án này thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải bổ sung thêm giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện của dự án theo quy định pháp luật.

Nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư. Đối với dự án do UBND Tỉnh cấp giấy chứng nhận thì phải có 1 bộ hồ sơ gốc. Sau khi nhận được hồ sơ, Sở kế hoạch và đầu tư sẽ lập báo cáo thẩm tra trình lên UBND Tỉnh trong thời gian 20 ngày. Sau đó UBND Tỉnh sẽ làm việc trong 5 ngày để cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nhiều trường hợp có thể kéo dài thời gian hơn cần thiết nhưng không được quá 45 ngày.

Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài sẽ có hiệu lực trong vòng 50 năm. Trường hợp cần thiết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Để được tư vấn chi tiết hơn, Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 89, chuyên gia sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ quý khách nhanh chóng nhất!

Subscribe
Nhận thông báo
guest
2 Bình luận
cũ nhất
mới nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận