Dấu tròn doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp và chỉ được sử dụng khi được đăng ký. Trước đây, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu duy nhất, dạng hình tròn và do cơ quan công an cấp.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, thì hiện nay doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều con dấu cùng một lúc và không còn quy định chính xác về hình dáng con dấu, nghĩa là con dấu doanh nghiệp có thể là hình tròn, hình vuông, đa giác khác và màu sắc tuỳ chọn. Như vậy, việc quản lý con dấu đã nới lỏng, tạo thuận tiện cho doanh nghiệp phát triển đa ngành, đa nghề và có con dấu của mỗi loại ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên khắc dấu công ty bao nhiêu tiền thì trên thị trường khắc dấu mỗi cơ sở làm dấu giá cả và chất lượng sản phẩm lại khác nhau, quý doanh nghiệp cần tìm địa chỉ uy tín để làm tránh mua phải con dấu giả trôi nổi.
Quy trình khắc con dấu tròn doanh nghiệp
Bước 1: Sau khi có đăng ký kinh doanh doanh nghiệp gửi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến các công ty chuyên khắc dấu để thực hiện việc khắc dấu.
Bước 2: Sau khi có con dấu thì doanh nghiệp gửi mẫu dấu lên Sở kế hoạch đầu tư để đăng tải công khai trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ gồm có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp (theo mẫu của cơ quan nhà nước)
Tại thời điểm khắc dấu xong thì con dấu chưa có hiệu lức pháp lý cần lưu ý cách thức sử dụng con dấu. Tránh trường hợp đóng dấu khi con dấu chưa có hiệu lực pháp lý (tức là mẫu dấu chưa được thực hiện thủ tục đăng bố cáo dấu tròn của doanh nghiệp).
Thực tế rõ nhất khi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và có con dấu không ý thức được việc dấu có hiệu lực chưa mà thức hiện đóng dấu tràn lan gây ra nhiều hậu quả thiệt hại về cả kinh tế và thương hiệu của công ty. Con dấu chỉ có hiệu lực khi mẫu dấu được đăng tải trên cổng đăng ký kinh doanh quốc gia. Ví dụ: Khi doanh nghiệp mở tài khoản của công ty nhân viên ngân hàng phải kiểm tra trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia nếu chưa đăng bố cáo mẫu dấu thì doanh nghiệp không thực hiện được giao dịch thành công.
Con dấu thể hiện được giá trị pháp lý của doanh nghiệp
Thông thường nội dung con dấu gồm có tên đầy đủ của doanh nghiệp, mã số thuế, quận huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Những thông tin như vậy có thể kiểm tra được tính pháp lý của doanh nghiệp, công ty có tồn tại thực tế hay là công ty ảo. Hiện nay, được quyền tự quyết về nội dung con dấu nhiều doanh nghiệp còn thể hiện logo công ty trên mặt dấu nhằm quảng bá thương hiệu của công ty khi con dấu được đóng lên các chứng tự liên quan đến hoạt động của công ty.
Con dấu còn có ý nghĩa xác nhận giá trị pháp lý của các văn bản, chứng từ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc đóng dấu là yêu cầu bắt buộc đối với hồ sơ, chứng từ của doanh nghiệp khi gửi lên cơ quan nhà nước. Có con dấu trên các văn bản đó xác nhận các thông tin của doanh nghiệp một cách đầy đủ, đồng thời cũng thế hiện việc khẳng định ý chí của doanh nghiệp khi đóng dấu lên các chứng từ đó. Ở một số văn bản nội bộ, việc đóng dấu đối với các chứng từ lưu hành nội bộ hoặc một số hợp đồng giao dịch không bắt buộc phải có dấu của công ty.
Tuy nhiên thực tế trong giao dịch thương mại và giao dịch nội bộ cho thấy tất cả các văn bản chứng từ đó đều có dấu đỏ của công ty. Qua đó thể hiện vai trò trách nhiệm pháp lý chắc chắn ràng buộc các bên tham giao giao dịch liên quan đến các chứng từ đó.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì việc quản lý con dấu phải tuân thủ các quy chế tương đối nghiêm ngặt. Có quyết định giao quyền quản lý con dấu cho một đối tượng nhất định. Văn thư chỉ được đóng dấu khi có chữ ký tươi của người có thẩm quyền; Không được đóng dấu lên tờ giấy trắng khi chưa có nội dung văn bản và chữ ký của người có thẩm quyền.
Việc không đóng dấu vào một số văn bản không làm mất giá trị pháp lý của các văn bản đó.
Hợp đồng trừ những trường hợp pháp luật bắt buộc hợp đồng phải có dấu thì việc không đóng dấu không làm mất hiệu lực của hợp đồng hai bên đã ký kết. Trên thực tế không căn cứ vào con dấu thì bên còn lại của giao dịch không xác minh được thẩm quyền của người ký do đó việc đóng dấu là một căn cứ quan trọng để xác nhận ý chí của bên giao dịch.
Dịch vụ khắc dấu tròn doanh nghiệp tại Luật Việt Tín
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động cùng cơ sở, máy móc trang thiết bị hiện đại, tân tiến, Khắc dấu Việt Tín tự hào là cơ sở khắc dấu uy tín, đáng tin cậy trong lĩnh vực khắc dấu, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, dịch vụ chuyên nghiệp nhất và giá thành ưu đãi nhất. Hiện nay, ngoài con dấu doanh nghiệp, Việt Tín còn cung cấp các dịch vụ khắc con dấu khác như:
+ Khắc dấu vuông, Khắc dấu công ty tại Hà Nội
+ Dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu sao y bản chính, dấu chữ ký;
+ Dấu tên, dấu bán hàng qua điện thoại;
+ Dấu nhảy số tự động, dấu hạn sử dụng;
+ Và các loại dấu theo yêu cầu của khách hàng.
Tất cả đều được làm trên công nghệ khắc dấu Laser hiện đại nhất ngày nay.
Ngoài ra, quý khách hàng khắc dấu tại Việt Tín còn được hưởng các dịch vụ như:
+ Tư vấn miễn phí về thủ tục làm con dấu doanh nghiệp
+ Tư vấn về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu con dấu
+ Nhận hoàn thành mọi thủ tục đăng ký con dấu doanh nghiệp tại các cơ quan hành chính
+ Giao hàng, ship COD tận nơi trên Toàn Quốc