Quyết định 38/2008: mức tối đa Melamine nhiễm chéo trong thực phẩm

Có thể nói sau sự kiện nhiễm độc melamine trong sữa ở Trung Quốc năm 2008. Dù sự kiện đã khá lâu nhưng nhìn lại đó vẫn là một nỗi lo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ không biết rõ melamine là chất gì? cũng như mức tối đa của Melamine nhiễm chéo trong thực phẩm theo quy định?… Cùng Luật Việt Tín tìm hiểu về những vấn đề này.

Melamine nhiễm chéo trong thực phẩm là chất gì?

Trên báo đài thường quảng cáo về sữa nào là không có chứa melamie,… Tuy nhiên bản chất cần hiểu Melamine là chất gì? Melamin là một chất hữu cơ: màu trắng pha lê và khó tan trong nước. 

Melamine được tổng hợp từ chất ure mà nhiều người vẫn gọi là đạm 2 lá – (C3H6N6), chất này có thể chịu được nhiệt độ cao đến 3500C. Người ta ứng dụng melamine như thành phần chính trong công nghệ sản xuất các vật dụng gia đình, formica (trong công nghệ sản xuất bàn ghế, tấm vách…)… 

Khi sản xuất sữa bột, nhà sản xuất thường pha loãng sữa cộng với nước, đồng thời cho các thành phần melamine vào để tăng thêm hàm lượng protein trong sữa. Thông thường, sẽ rất khó để phân biệt đâu là protein tự nhiên có trong sữa và đâu là nitrogen của melamine đặc biệt là đối với người người tiêu dùng thật khó mà biết được.

Tuy nhiên bản thân melamine không có tính độc nhưng khi chúng kết hợp với axit cyanuric (màu đỏ) qua liên kết phân tử rồi lắng đọng và tích tụ dần gây ra sỏi thận, nghiêm trọng hơn dẫn đến tử vong.

Trên thực tế, melamine không chỉ phát hiện trong sữa, mà còn thấy trong cà rem, sữa chua, kẹo, bánh biscuit, v.v… Đương nhiên, theo nguyên tắc phòng ngừa, bất cứ thực phẩm nào cũng không nên hàm chứa melamine.  Do đó, việc kiểm tra và kiểm nghiệm, bắt buộc thực hiện công bố sản phẩm đối với các sản phẩm lưu hành trong thị trường Việt Nam không chỉ tập trung vào mỗi sản phẩm sữa mà còn xem xét đến các thực phẩm vừa kể.

Quy định về hàm lượng melamine nhiễm chéo trong thực phẩm

Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra ngưỡng tối đa mức hấp thụ hàng ngày có thể chịu được (TID) là: 0,2mg melamine/kg trọng lượng cơ thể, ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2008. 

Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT “Quy định chấp nhận mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm”. Quyết định này áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện: sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam.

Nhiễm chéo là việc ô nhiễm không chủ định, trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản phẩm thực phẩm từ môi trường; qua các dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Theo đó, hàm lượng melanine trong thực phẩm đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi không vượt quá 1,0mg/kg, các loại thực phẩm khác không được vượt quá 2,5mg/kg. Giới hạn trên sẽ được thay đổi khi có cơ sở khoa học về độc tính của melamine và các chất có liên quan được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương LHQ (FAO),… công bố bổ sung.

Trong trường hợp mà Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được ban hành thì mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm sẽ được thực hiện dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đó. Vì thế Bộ Y tế nghiêm cấm việc cố ý cho melamine vào thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, ở bất kỳ hàm lượng nào.  Việc ban hành quy định về giới hạn này không có nghĩa là cho phép nhà sản xuất cho các hàm lượng melamine vào thực phẩm với mức dưới giới hạn công bố kể trên.

melamine nhiễm chéo trong thực phẩm
melamine nhiễm chéo trong thực phẩm

Kiểm soát mức độ melamine nhiễm chéo trong thực phẩm như thế nào?

Sau khi ban hành các quy định nhằm giới hạn tối đa melamine nhiễm chéo trong thực phẩm, Bộ Y tế sẽ thực hiện việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với tất cả các sản phẩm có nguy cơ có melamine. Bên cạnh việc kiểm tra melamine các chỉ tiêu melamine, việc kiểm tra thực phẩm Bộ sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, (tức là kiểm tra sau khi sản phẩm đã lưu thông trên thị trường)

Việc xác định melamine được siết chặt hơn nhằm hạn chế việc tăng độ đạm của đơn vị sản xuất, theo đó các loại sản phẩm tiêu biểu như sữa ngoại cần xác định hàm lượng bằng máy móc và hệ thống labo, căn cứ vào kết quả những sản phẩm đảm bảo chất lượng, còn thời hạn sử dụng, melamine dưới mức giới hạn quy định sẽ được phép lưu hành, những sản phẩm có hàm lượng melamine vượt quá mức giới hạn vừa ban hành sẽ buộc phải tiêu hủy.

>>> Xem thêm: Công bố an toàn thực phẩm, dịch vụ tư vấn công bố an toàn thực phẩm nhanh, uy tín, giá rẻ

Tầm quan trọng của việc quy định mức tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm.

Việc quy định mức melamine tối đa trong thực phẩm sẽ giúp cơ quan nhà nước phân biệt được: việc nhiễm melamine ở mức không gây nguy hại cho sức khỏe với việc cố ý pha thêm chất melamine. Điều này sẽ  không chỉ bảo vệ được sức khỏe cộng đồng mà không hề cản trở việc lưu thông xuất nhập khẩu theo luật thương mại quốc tế.

Các tiêu chuẩn này, mặc dù không có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng chúng là cơ sở cho phép các quốc gia có thể từ chối nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm có chứa hàm lượng melamine vượt quá mức cho phép. Những tiêu chuẩn này khi được áp dụng vào hệ thống pháp luật quốc gia, sẽ góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm đồng thời giúp định hướng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp.

Trên đây là bài viết của Luật Việt Tín về các quy định của pháp luật an toàn thực phẩm, cụ thể hóa qua quyết định 38/2008: mức tối đa của Melamine nhiễm chéo trong thực phẩm, hy vọng sẽ giúp cho người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về quy định cũng như bản chất của Melamine trong thực phẩm.

Mọi những vướng mắc về các quy chuẩn chất lượng sản phẩm cũng những các quy định pháp lý khác quý khách hàng hãy gọi ngay cho Việt Tín có được dịch vụ pháp lý nhanh chóng, uy tín, chất lượng. Đặc biệt là dịch vụ công bố hợp quy sửa bột đảm bảo lượng melamine theo quy định. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm chắc chắn sẽ không làm quý khách hàng thất vọng.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận