Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ bán ra nước ngoài

Hôm nay Luật Việt Tín nhận được yêu cầu tư vấn của một khách hàng là chủ một xưởng mộc chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ. Anh có một số khách hàng ở Mỹ muốn mua sản phẩm của anh mà anh không am hiểu về pháp luật nên chưa biết thủ tục xuất khẩu đồ gỗ như thế nào, cần phải chuẩn bị giấy tờ gì, bán đồ gỗ ra nước ngoài cần điều kiện gì đặc biệt không?

Trên thực tế, chúng tôi đã thành lập công ty, đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho một số cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trước đây rồi (xem thêm), nhưng họ đều sản xuất phục vụ thị trường nội địa, không có nhu cầu xuất khẩu. Đây là trường hợp đầu tiên Luật Việt Tín hỏi về thủ tục xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp bán ra thị trường nước ngoài. Sau khi tìm hiểu kỹ, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ vào hướng dẫn tại Công văn số 5134/TCHQ-GSQL ban hành ngày 07/09/2007 của Tổng cục Hải quan về việc xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp thì: “Khi làm thủ tục xuất khẩu đối với hàng hoá là đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp từ nhóm IA trở lên, cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ do cơ quan chức năng khác tiến hành tại cơ sở sản xuất (đầu nguyên liệu vào xưởng).”

Do đó, công ty được phép xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ các loại theo quy định. Khi Công ty xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ thì không phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ gỗ, chỉ kê khai với cơ quan hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu.

Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ bán ra nước ngoài
Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ bán ra nước ngoài

Mã HS code đồ gỗ nội thất

HS Code hay Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành. Đối với đồ nội thất, bạn tham khảo Chương 94: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/12/2022).

Dưới đây là một số Mã HS và mô tả hàng hóa tham khảo về đồ gỗ nội thất:

9401.31.00 – Ghế quay có điều chỉnh độ cao bằng gỗ
9401.41.00 – Ghế gỗ có thể chuyển thành giường, trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại
9401.61.00 – Ghế khác, có khung bằng gỗ đã nhồi đệm
9401.69 – Ghế khác, có khung bằng gỗ loại khác.
9403.30.00 – Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong văn phòng
9403.40.00 – Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong nhà bếp
9403.50.00 – Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong phòng ngủ
9403.60 – Đồ nội thất bằng gỗ khác

Các bạn có thể tra cứu mã HS tại đây nhé!

Thuế xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng Hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007); Căn cứ vào Biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính thì:

– Đồ nội thất bằng gỗ có mã số thuế thuộc nhóm 9403; có thuế suất thuế xuất khẩu 0%; thuế suất thuế giá trị gia tăng: 0%.

Tuy nhiên, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu.

Thủ tục xuất khẩu đồ nội thất gỗ tự nhiên

Khi xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ nội thất gỗ tự nhiên (ví dụ bộ bàn ghế ăn, bàn ghế phòng khách, giường, tủ, giá, kệ, tranh gỗ, tượng gỗ,…) sau chế biến thì ngoài bộ hồ sơ khai hải quan. Công ty phải xuất trình thêm bộ hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 điều 17 thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012.

Hồ sơ chứng minh nguồn gốc lâm sản gồm:

* Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước:

  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính.
  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

* Nếu mua từ người nông dân:

  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.

* Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài:

  • Đồ nội thất gỗ tự nhiên có nguồn gốc là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó sản xuất, gia công lại thành các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, … Để có thể xuất khẩu hàng nội thất này, chúng ta cần nộp tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ tự nhiên:

  • Tờ khai nhập khẩu ( nếu gỗ nguyên liệu là gỗ nhập khẩu )
  • Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ nhà máy.
  • Bản kê lâm sản.
  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Fumigation (chứng thư hun trùng)

Thủ tục xuất khẩu hàng nội thất gỗ công nghiệp

Mặt hàng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp (HDF, MDF, MFC, …) thì thủ tục xuất khẩu sẽ như xuất khẩu hàng hóa thông thường được quy định theo thông tư 38/2015/TT- BTC. Mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu.

Chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ công nghiệp:

  • Comercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng mua bán)
  • Bill of Lading (vận đơn lô hàng)
  • Fumigation (chứng thư phun trùng)

Lưu ý: Nếu hàng đóng kiện gỗ, hoặc pallet gỗ, chúng ta cần phải phun trùng cho các loại gỗ chưa qua xử lý.

Thủ tục hải quan xuất khẩu đồ gỗ nội thất tại cửa khẩu xuất

Bước 1: Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, doanh nghiệp sẽ khai báo hải quan xuất khẩu trên hệ thống theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.

Bước 2: Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, doanh nghiệp cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ:

+ Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất.
+ Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, rồi thông quan.
+ Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan.

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm các quy định, kiểm tra chất lượng…mà nước nhập khẩu yêu cầu. Và làm các chứng từ khác như:

* Làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin)

Chứng nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp là giấy tờ cực kỳ quan trọng trong thủ tục xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu là nội dung đã được quy định rõ trong Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó:

Đối tượng tiến hành xác nhận: Các doanh nghiệp thuộc nhóm I là chủ lô hàng gỗ xuất khẩu. Lưu ý, đối với những lô hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng trong nước khi suất ra các nước hay khu vực ngoài EU thì được miễn xác nhận này.

Cơ quan tiến hành xác nhận: Cơ quan kiểm lâm sở tại cấp huyện trở lên sẽ có nhiệm vụ xác nhận nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp sở hữu.

Hồ sơ xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu hợp pháp bao gồm: mẫu được in theo mẫu 04 phụ lục I, bản kê gỗ xuất khẩu được lập bởi chủ lô hàng, in theo mẫu 05 hoặc 06 Phụ lục I của nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Bản sao hồ sơ gỗ nhập khẩu. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Có thể thay thế giấy tờ này bằng hồ sơ nguồn gốc gỗ khai thác tại Việt Nam.

* Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate)

Cách đóng gói và bảo vệ đồ gỗ gửi ra nước ngoài

Những sản phẩm đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ ngay trước khi gửi ra nước ngoài cần được xử lý bề mặt bằng hoá chất để đảm bảo hàng hoá không bị hư hại, nấm mốc trong quá trình vận chuyển.

Hun trùng là phương pháp sử dụng hóa chất để xử lý mối, mọt và các loại côn trùng khác để tránh bị hư hại trong quá trình vận chuyển. Nếu hàng hóa làm từ gỗ không đạt được tiêu chuẩn khi hun trùng thì sẽ phải thực hiện hun trùng lại tại nước chuyển đến. Điều này sẽ phát sinh chi phí rất lớn.

hun trùng hàng xuất khẩu
Chi phí hun trùng hàng xuất khẩu tại nước chuyển đến sẽ rất cao

Việc hàng hoá phải hun trùng trước khi vận chuyển đi nước ngoài cần đặc biệt chú ý khi gửi tới các nước như Mỹ, Canada, Úc và các nước châu Âu. Mức phạt nặng nề sẽ hoàn toàn do các đơn vị xuất khẩu phải chịu.

Hiện nay, quy trình hun trùng khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian nên các đơn vị vận chuyển thông thường sẽ thực hiện theo đúng tiêu chuẩn hoặc quý khách hàng sẽ được hướng dẫn xử lý một cách dễ dàng.

Ngoài ra, cách đóng gói đồ thủ công mỹ nghệ khi gửi ra nước ngoài cũng cần được đặc biệt chú ý. Cụ thể là:

  • Hàng hóa cần được bọc bằng bao xốp khí, bao bì xốp hay giấy gói hàng để hạn chế tình trạng va đập.
  • Dán băng dính chặt quanh bao xốp để đảm bảo sự an toàn cho sản phẩm.
  • Cho sản phẩm vào thùng carton có kích thước khít với hàng hóa. Nếu thùng carton còn khoảng trống thì cần chèn giấy vào thùng để tránh rung lắc.
  • Những mặt hàng này, các đơn vị vận chuyển thông thường sẽ không hỗ trợ đóng gói nên mọi tổn thất về hư hỏng, đổ vỡ thì khách hàng sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm.
  • Một lưu ý khác là nhân viên giao dịch sẽ cần phải đo lại kích thước và cân nặng để báo giá. Cước phí của loại mặt hàng này không theo bảng giá mà căn cứ theo các yếu tố khác.

Cách tính cước vận chuyển hàng hoá đi quốc tế

Hàng hoá so sánh kg thực tế và kg quy đổi số lượng nào lớn hơn thì tính, công thức áp dụng trên toàn thế giới: (dài x rộng x cao)/5000

Hàng hoá kg tính cước làm tròn tới 0,5kg

Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể gửi đi nước ngoài:

  • Giỏ bằng tre nứa, nón may đan,….
  • Hàng handmade như trang sức, phụ kiện,…
  • Các loại vỏ sò, ốc tạo hình trang trí,…
  • Các sản phẩm từ gỗ: nội ngoại thất gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm đá mỹ nghệ,…
  • Đồ đồng thờ cúng, đồ đồng mỹ nghệ,…
  • Hàng mẫu của các công ty sản xuất,…
  • Đồ gốm, sứ, thủy tinh,….
  • Đồ nội thất mây tre đan,…
  • Các loại quà tặng, quà lưu niệm như gấu bông,….
  • Đồ điêu khắc gỗ như tượng phật,…
  • Các sản phẩm hỗ trợ: đồ thờ cúng, mây tre đan, hàng handmade, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ,…

Và còn rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác mà chúng tôi không thể liệt kê hết ra đây được. Nếu có nhu cầu hay liên hệ ngay với Luật Việt Tín để biết rõ thông tin nhé.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận