Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần

Việc tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần không còn mới. Xuất phát có thể từ: Mô hình thành lập, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo,… Hay các thỏa thuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ nên làm nảy sinh tranh chấp là tất yếu. Nhưng dù có là nguyên nhân gì? Những tranh chấp về cổ đông sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển của công ty. Hãy cùng Luật Việt Tín tìm hiểu về vấn đề trên.

Tranh chấp giữa các cổ đông là gì? 

Tranh chấp giữa các cổ đông (CĐ) được hiểu là các mâu thuẫn, các bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, quản lý và điều hành doanh nghiệp giữa các cổ đông, giữa nhóm hoặc các nhóm cổ đông.

Những tranh chấp, mâu thuẫn này có tác động không nhỏ, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng tới sự chiến lược hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải được xử lý khoa học, linh hoạt phù hợp với điều kiện từng đơn vị.

Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần
Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần

Những tranh chấp về cổ đông phổ biến hiện nay

Tranh chấp về tư cách cổ đông

Việc tranh chấp tư cách cổ đông rất dễ xảy ra khi mà góp ban đầu. Mặc dù họ có thể là cổ đông sáng lập, tuy nhiên việc góp vốn chưa được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ lại yêu cầu tương đương.

Ngoài ra, với phương thức góp vốn không phải bằng tiền. Sẽ dẫn đến việc định giá tài sản cao hơn thực tế. Không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn, không thỏa thuận trước với nhau về việc góp vốn. Và giá trị vốn góp bằng tài sản, không quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần…

Xem thêm: Giám đốc công ty cổ phần có được làm giám đốc công ty khác?

Tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp

Các nhóm cổ đông nắm cổ phần chi phối (như HĐQT) thường muốn “người của mình” làm giám đốc; hoặc CĐ lớn là chủ tịch và đồng thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích không loại họ ra khỏi HĐQT. Do đó về mặt khách quan điều này vô tình “tạo sóng ngầm” trong việc “sinh sát” cho công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp
Việc quản lý trong công ty cổ phần rõ ràng khá khó khăn

Tranh chấp phát sinh từ các quyết định của đại hội đồng cổ đông

Sự tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của Đại hội Đồng cổ đông. Điều này sẽ trở thành đối tượng của tranh chấp vì lẽ: Quyết định không công bằng; Quyết định không hợp pháp của ĐHĐCĐ dẫn đến quyền lợi của các cổ đông khác không được như mong đợi.

Trên thực tế các tranh chấp có thể diễn tiến khá phức tạp và gay gắt. Thậm chí việc mua phiếu,… là những vấn đề không tránh khỏi.

Xem thêm: Quyền biểu quyết trong công ty cổ phần theo quy định mới

Tranh chấp giữa các cổ đông ảnh hưởng như thế nào đến công ty?

Có thể nói doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả việc ổn định trong nội bộ là điều cần thiết. Khi đối vốn chuyển qua đối nhân rõ ràng việc “độc đoán” chuyên quyền dễ dàng xảy ra. Điều này vô tình sẽ thành ngòi nổ cho các xung đột lợi ích luôn tiềm tàng trong doanh nghiệp.

Khi bất đồng xảy ra, doanh nghiệp thiếu tập trung và đi chệch đường, từ đó khiến nhân viên thay vì dành thời gian tập trung làm việc thì chỉ lo bảo vệ bản thân. Nó kéo giảm năng suất làm việc dẫn đến đình trệ sản xuất.

Khi có tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần, có thể dựa trên các căn cứ dưới đây để giải quyết tranh chấp: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; Nghị quyết Hội đồng quản trị; Quyết định cá biệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị; điều lệ, nội quy công ty; Luật Doanh nghiệp; Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản hướng dẫn.

Hình ảnh giảm vốn điều lệ công ty cho mọi loại hình công ty 1
Việc tranh chấp cổ đông ảnh hưởng đến kinh doanh công ty

Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông công ty?

Cần nhìn nhận vấn đề trên có thể áp dụng các căn cứ để giải quyết tranh chấp như: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; Nghị quyết Hội đồng quản trị; Quyết định cá biệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị; điều lệ, nội quy công ty; Luật Doanh nghiệp; Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản hướng dẫn.

Đồng thời các cổ đông cần thực hiện quy định của pháp luật một cách chặt chẽ, nghiêm túc và thận trọng. Ngay từ khâu thành lập công ty cam kết góp vốn thành lập doanh nghiệp cần có sự cân nhắc kỹ càng.

Khi có tranh chấp phát sinh, các bên cần thiện chí và nỗ lực giải quyết vì lợi ích chung là sự ổn định và phát triển doanh nghiệp. Nên tìm kiếm tư vấn và ưu tiên sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, trước khi khiếu kiện ra tòa.
Quan trọng nhất việc nâng cao nhận thức, hiểu biết và tăng cường vai trò của quản trị doanh nghiệp. Cùng với đó việc thay đổi nhận thức từ trước đến nay là cổ đông lớn phải giữ các vị trí quản lý then chốt.

Cũng như cần chuyển sang quản lý theo khoa học và chuyên nghiệp; nên tìm giám đốc là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Đây là xu hướng chứ không quá bắt buộc việc người có nhiều vốn nhất để nắm quyền điều hành doanh nghiệp.

Sai lầm mà các công ty nhỏ & vừa thường gặp khi tuyển nhân sự
Đảm bảo hoạt động công ty hạn chế tranh chấp không đáng có

Trên đây là các kinh nghiệm về vấn đề Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần. Cũng như hướng giải quyết của chúng tôi về vấn đề trên. Việc thực hiện đảm bảo quy định sẽ giúp ổn định doanh nghiệp. Phát huy năng lực tiềm năng của công ty được đảm bảo nhất.

Mọi những thắc mắc về quy định pháp lý cũng như khó khăn về việc tổ chứ, thành lập công ty, thay đổi doanh nghiệp,… Qúy khách hàng liên hệ ngay với Luật Việt Tín để được hỗ trợ đầy đủ nhất.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận