Triển khai hiệu quả thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh thời hội nhập

Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Quảng Đông, Hồng Kông với sự tham gia của Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạc & Đầu tư – Ông Đặng Xuân Quang. Tại buổi tọa đàm, ông đã giới thiệu tới hàng chục doanh nghiệp của Hồng Kông đang có ý định làm ăn ở Việt Nam về những đổi mới tích cực trong đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.

Thông qua tọa đàm, chúng ta đã thấy được mục tiêu hội nhập quốc tế, bao gồm thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh đã và đang được triển khai rất hiệu quả.

Các mục tiêu này đã được để ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, duy trì ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do. Ngoài đề ra mục tiêu, Nghị quyết còn nêu rõ, để phát huy hết sức mạnh và khả năng sáng tạo của các doanh nghiệp cũng như huy động nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển thì Việt Nam cần phải tập trung trong nghiên cứu và triển khai các giải pháp mới hiệu quả. Cụ thể trong thời gian từ 5 – 10 năm tới, sẽ tập trung khai thác các cam kết quốc tế, chính sách phòng vệ thương mại và giải quyết các tranh chất quốc tế đồng thời phải có chính sách để hỗ trợ cho các lĩnh vực có năng lực cạnh tranh thấp…

Về vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, đây chính là chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước. Năng lực cạnh tranh quốc gia chính là năng lực để vận hành kinh tế hiệu quả, mang lại kết quả tối đa với chi phí hợp lý và có quan hệ mật thiết với môi trường kinh doanh. Bởi kinh tế sẽ phát triển bền vững khi năng lực cạnh tranh cao cũng như môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Tại tọa đàm, ông Đặng Xuân Quang cũng đã nêu lên những ưu thế của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Ông nhấn mạnh quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam luôn được coi trọng và thể hiện ở việc Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các đối tác. Cụ thể có 12 FTA và đang tiếp tục chuẩn bị ký thêm nhiều hiệp định với các đối tác như ASEAN – Hồng Kông và ASEAN+6. Ông khẳng định, sau khi các hiệp định được ký kết thành công, Việt Nam sẽ vừa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế lại vừa có sự vượt trội hơn. Lúc này môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ không còn khác biệt so với các nước trên thế giới.

Về cơ sở hạ tầng và giao thông cũng sẽ được cải thiện mạnh mẽ. Hiện nay Việt Nam đã sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các KCN và khu kinh tế từ Bắc vào Nam và đáp ứng mọi điều kiện. Nhà đầu tư sẽ không còn khó khăn khi tham gia đầu tư bởi hệ thống hạ tầng cơ sở chắc chắn. Do đó nhà đầu tư sẽ không phải thực hiện quá nhiều các đầu việc phải làm và cũng không phải lo lắng quá nhiều về các thủ tục như thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư hay thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư nữa.

Những cải cách về thủ tục hành chính tại Việt Nam ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể hiện nay các dự án đầu tư thông thường sẽ chỉ mất thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư là 15 ngày, các dự án có thuê đất nhà nước mất 40 ngày và dự án lớn phải trình Thủ tướng là 60 ngày. Đặc biệt nếu muốn thành lập doanh nghiệp sẽ chỉ mất chưa đến 3 ngày. Mọi thủ tục hành chính tại Việt Nam hiện nay đều rất minh bạch.

Về chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam, ông Đặng Xuân Quang cũng khẳng định Việt Nam đã có nhiều thay đổi về pháp luật và các chính sách theo hướng thông thoáng và thuận lợi hơn. Về nguyên tắc, Việt Nam sẽ sử dụng mô hình chọn bỏ, nghĩa là nếu như ngoài lĩnh vực cấm thì nhà đầu tư hoàn toàn có quyền tham gia đầu tư kinh doanh.

Điều đáng chú ý đó là hiện nay Việt Nam đã xây dựng được chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp rất phù hợp. Tùy vào từng dự án thành lập công ty nước ngoài có đáp ứng điều kiện hiện tại hay không mà doanh nghiệp sẽ hưởng mức thuế khác nhau. Và khi so với các nước cùng khu vực thì mức thuế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thấp nhất và thuế giá trị gia tăng thì ở mức trung bình. Do đó, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn so với các nước cùng khu vực.

Về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, Ông Đặng Xuân Quang cho biết hiện nay Việt Nam đang rất mong muốn các nhà đầu tư ngoại sẽ đầu tư vào nông, lâm nghiệp, thủy sản bởi lĩnh vực này đang có tiến độ hút vốn chậm. Ngược lại, hiện nay lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo cùng lĩnh vực bất động sản đang là các lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại nhất. Trong đó, bất động sản đã đạt tổng vốn đầu tư lên đến 51 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Thị trường BĐS Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi rõ rệt thông qua các số liệu báo cáo của các công ty đầu tư BĐS cũng như dòng vốn nước ngoài đổ vào lĩnh vực này. Sự tăng trưởng mạnh này có được là nhờ Luật Nhà ở và Luật kinh doanh BĐS năm 2015 đã tháo gỡ những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua bán, cho thuê và kế thừa BĐS ở Việt Nam.

Như vậy, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tạo nên những đột phá và trở thành thị trường để các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay chi tiền.