Vai trò của ISO 22000 trong đảm bảo an toàn thực phẩm

Những tiêu chuẩn ISO nói chung và ISO 22000 nói riêng là những tiêu chuẩn được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm. ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các tiêu chuẩn đó. Các sản phẩm thực phẩm cần đảm bảo các yêu cầu về chất lượng để thực hiện Công bố sản phẩm. Bởi thực tế việc công bố chất lượng thực phẩm là thủ tục bắt buộc đối với các sản phẩm của doanh nghiệp để có thể “thông hành” trên thị trường.  

Nhiều cá nhân tổ chức kinh doanh cũng mơ hồ hoặc hiểu chưa đúng về hồ sơ thủ tục công bố sản phẩm và đặc biệt là các chỉ số ISO. Cùng Luật Việt Tín tìm hiểu ISO 22000 về an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO, Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO nói chung là tiêu chí tiêu chuẩn do ISO – tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích nhằm để đưa ra các quy định an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Phạm vi áp dụng mang tính chuẩn Quốc tế, ISO được coi như một thước đo quan trọng nhằm đánh giá về chất lượng cho các cá nhân tổ chức có hoạt động sản xuất , kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Đây là một trong các tiêu chuẩn ISO được áp dụng phổ biến và rộng rãi nhất tại Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh thương mại hóa, toàn cầu hóa như hiện nay.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là thước đo quan trọng nhằm đánh giá về chất lượng

ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, có giá trị được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Tổ chức cá nhân thực hiện việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng cũng như đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Dễ hình dung ưu thế lớn khi doanh nghiệp có hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm theo ISO 22000. Điều này tạo niềm tin cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, cũng như chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng.

ISO 22000 đã được xây dựng bởi sự đóng góp ý kiến của các quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO22000 được ban hành vào ngày 01/09/2015. Năm 2008 Việt Nam đã coi tiêu chuẩn ISO là Tiêu chuẩn quốc gia. (TCVN ISO 22000:2008).

Tiêu chuẩn ISO22000 cung cấp một hệ thống quản lý An toàn thực phẩm toàn diện gồm các yêu cầu: Quản lý các tài liệu hồ sơ, cam kết của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, hoạch định và tạo ra sản phẩm an toàn (cùng với các chương trình tiên quyết, cũng như các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP), thực hiện việc kiểm tra xác nhận, xác minh nguồn gốc, trao đổi các thông tin, cải tiến hệ thống.

Xem thêm: Vai trò của các tiêu chuẩn quốc tế trong công bố sản phẩm

Tại sao phải có ISO22000 trong đảm bảo an toàn thực phẩm?

Có thể thấy việc ISO 22000 không phải được đưa ra cho có mà đó còn là tiêu chuẩn để áp dụng chung trên toàn thế giới về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Một doanh nghiệp có áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 được nhìn nhận là doanh nghiệp có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này tạo ra một ưu thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và là “đòn bẩy” tạo điều kiện dễ dàng trong việc xuất khẩu sang các thị trường trên toàn Thế giới. 

Vai trò của ISO 22000 trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Vai trò của ISO 22000 trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Hơn thế, việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO 22000 còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm như:

  • Tiêu chuẩn hóa toàn bộ đối với các hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.
  • Là một tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể thay thế cho các tiêu chuẩn khác như: tiêu chuẩn GMP,  HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS.
  • Giảm chi phí hàng hóa. 
  • Áp dụng tiêu chuẩn ISO góp phần giảm thiểu các nguy cơ gây ngộ độc, tránh việc kiện cáo hay phàn nàn từ người tiêu dùng.
  • Tăng cường thêm uy tín, nâng cao sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với khách hàng, cũng như cơ quan chức năng.
  • Cải thiện các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
  • Thuận tiện hơn trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác cũng trong ISO như: ISO 9001, ISO/ IEC 17025, ISO 14000.

Trên đây là bài viết về vai trò của ISO 22000 trong đảm bảo an toàn thực phẩm. Có thể giúp quý khách hàng hiểu thêm phần nào về lợi ích tác dụng của ISO trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Với kinh nghiệm lâu năm trong dịch vụ công bố sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mọi vướng mắc về công bố chất lượng thực phẩm, cũng như thực hiện các hồ sơ thủ tục đảm bảo tiêu chí ISO 22000 theo quy định. Quý khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ công bố sản phẩm của Luật Việt Tín chúng tôi. Hãy nhấc máy và gọi điện ngay cho chúng tôi  để có được thủ tục pháp lý nhanh gọn, tiết kiệm thời gian tiền bạc cho doanh nghiệp của bạn.

Subscribe
Nhận thông báo
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận