Những lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm cần lưu ý những một số điểm liên quan đến điều kiện thành lập, thủ tục cấp giấy chứng nhận ATTP, thủ tục công bố chất lượng thực phẩm,…

Kinh doanh thực phẩm là một trong những ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay. Căn cứ vào bảng danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Luật đầu tư 2014 thì kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Y tế.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Để được cấp giấy chứng nhận này thì cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Một là, cơ sở phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Hai là, có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010.

Với mỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm thì điều kiện về đảm bảo an toàn sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung thì các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng được các quy định sau:

Thứ nhất, điều kiện về cơ sở, vật chất

Kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm
  • Khu kinh doanh thực phẩm phải có khoảng các an toàn với vùng ô nhiễm, không bị ảnh hường từ khác chất độc hại bên ngoài
  • Có đủ diện tích để đảm bảo hoạt động bảo quản và chứa đựng thực phẩm
  • Không bị ngập nước, đọng nước
  • Khu vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngắn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Đối với cơ sở sản xuất thì phải có phòng vệ sinh và phòng thay đồ riêng cho nhân viên
  • Có đủ nước sách phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT
  • Có hệ thống xử lý rác thải, nước thải đảm bảo quy định về bảo vê môi trường

Thứ hai, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ

  • Đủ trang thiết bị để bảo quản thực phẩm như tù bày sản phầm, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ,độ ẩm, độ gió ở nơi chưa đứng và bày bán sản phẩm
  • Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ và có thể thảo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh

Thứ ba, điều kiện về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

  • Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huận kiến thức về an toàn thực phẩm và có giấy xác nhận tập huấn. Thông thường đối với doanh nghiệp thì phải có ít nhất từ 5 người trở lên có thể tập huấn.
  • Chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc và kinh doanh thực phẩm phải có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp quyện huyện cấp.
  • Người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng, không thuốc lá trong khu vực kinh doanh.

Thứ tư, vốn điều lệ

Vốn điều lệ là vốn thể hiện trách nhiệm thôi, bạn có thể chọn một số vốn tùy ý. Nhưng nên nhớ là có thể tăng vốn điều lệ dễ dàng nhưng không được giảm vốn điều lệ ( khó và lâu, phức tạp).

Thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (Theo mẫu được ban hành kèm theo thông tư 58/2014/TT-BTC)
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo mẫu.
  • Giấy xác nhận về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm (Ít nhất là 5 người).
  • Giấy khám sức khỏe của những người trên.
Xin cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
Xin cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Thẩm quyền giải quyết: Thuộc về Bộ Y tế, Bộ công thương hoặc Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, tùy thuộc vào thực phẩm vào cơ sở kinh doanh. Việc phân quyền quản lý này được thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 – 20 ngày.

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa trong vòng 5 ngày. Trường hợp thiếu thì thông báo bổ sung trong thời hạn 30 ngày tiếp theo
  • Bước 2: Thẩm định thực tế tại cơ sở. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, thì trong vòng 15 ngày tiếp theo, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Kết quả thẩm định phải ghi rõ “ Đạt”, “Không đạt” hoặc chờ hoàn thiện
  • Bước 3: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong vòng 7 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định “ Đạt”

Tiến hành thủ tục công bố thực phẩm

Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng sản phẩm. Có hai loại công bố là công bố hợp quy và công bố phù hợp. Đối với sản phầm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện thủ tục công bố hợp quy, còn đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn thì thực hiện thủ tục công bố phù hợp.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý bạn cần quan tâm khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm. Để nhận tư vấn trực tiếp, kỹ lưỡng với trường hợp cụ thể vui lòng liên hệ với luật sư của Việt Tín theo số: 0978 635 623.