Quy định kiểm nghiệm định kỳ, sau công bố sản phẩm đối với doanh nghiệp

Khi đã công bố hợp quy sản phẩm theo quy định có cần kiểm nghiệm định kỳ hay không? Tại sao doanh nghiệp cần phải kiểm nghiệm định kỳ? Thời gian kiểm nghiệm bao lâu? Kiểm nghiệm theo tiêu chí nào? Kết quả kiểm nghiệm như nào là đạt yêu cầu? Hay kiểm nghiệm tại đâu?

Đó là các câu hỏi thường gặp của doanh nghiệp. Luật Việt Tín xin được tư vấn và giải đáp vấn đề kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm một cách dễ hình dung cho quý doanh nghiệp.

Kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm

Có thể nói việc doanh nghiệp tự công bố là công đoạn cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện. Đồng thời doanh nghiệp sau khi công bố sản phẩm hoặc tự công bố sản phẩm sẽ phải chịu sự giám sát của cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm định. Việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua việc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được quy định rõ tại Thông tư 25/2018/TT-BYT của Bộ Y Tế.

Vai trò của kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm 

Doanh nghiệp nên thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm để:

  • Theo dõi chất lượng sản phẩm đang lưu hành trên thị trường. 
  • Có hướng xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất nếu như sản phẩm không đạt quy định.
  • Tránh trường hợp bị kiểm tra đột xuất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện không đạt các chỉ tiêu an toàn cũng như chỉ tiêu chất lượng.
Phòng kiểm nghiệm cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
Phòng kiểm nghiệm cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

Chế độ kiểm nghiệm định kỳ

  • Với  các sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương: Tần suất sẽ là 1 lần trên 1 năm (sau 12 tháng sẽ kiểm nghiệm).
  • Với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được cấp các chứng chỉ về GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương: Tần suất sẽ là 2 lần trên 1 năm (sau 6 tháng sẽ kiểm nghiệm).

Lưu ý khi kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm

Các trường hợp doanh nghiệp dễ mắc phải:

  • Doanh nghiệp không thực hiện không tốt hoặc không thực hiện quy định kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm sau công bố sản phẩm.
  • Thời gian kiểm nghiệm định kỳ không đúng theo yêu cầu của bản công bố sản phẩm, hoặc tự công bố sản phẩm.
  • Kiểm định ở phòng kiểm nghiệm không được nhà nước chỉ định.
  • Không kiểm đầy đủ các chỉ tiêu an toàn hoặc chỉ tiêu chất lượng theo các quy định.
  • Kết quả kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm không đạt theo quy định (các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn, vi sinh, kim loại, độc tố,…).
Doanh nghiệp sau khi công bố sản phẩm thành công vẫn phải tiến hành kiểm định định kỳ dưới sự giám sát của cơ quan chức năng

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về kiểm nghiệm thực phẩm khi thanh tra Ban An toàn thực phẩm kiểm tra đột xuất phát hiện, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị xử phạt theo những quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Mẫu kế hoạch giám sát định kỳ

Sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe RYUKYU SHUGODENSETSU

Nội dung giám sát Thời gian định kỳ kiểm tra Số mẫu kiểm tra Biểu ghi chép
– Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

– Chỉ tiêu vi sinh vật

– Chỉ tiêu kim loại nặng

 

Lần đầu

 

 

01

Kết quả

kiểm nghiệm

– Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

– Chỉ tiêu kim loại nặng

– Chỉ tiêu vi sinh vật

6 tháng/ 1lần

Các lần sau

01 Kết quả

kiểm nghiệm

Doanh nghiệp cam kết thực hiện theo đúng kế hoạch giám sát và kế hoạch kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng như hồ sơ công bố hợp quy (phù hợp) quy định an toàn thực phẩm.

Sau 03 năm (tính từ khi được xác nhận) công ty sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin xác nhận lại bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm chức năng trên.

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu).

 Chú ý: Doanh nghiệp kiểm nghiệm định kỳ không cần phải thực hiện kiểm đủ các chỉ tiêu theo như hồ sơ công bố đã được cấp mà chỉ cần kiểm một số các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, kiểm chỉ tiêu vi sinh. Có rất nhiều doanh nghiệp không rõ quy định của pháp luật về kiểm định kỳ sản phẩm thực hiện kiểm đủ các chỉ tiêu gây tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc.

Ví dụ: Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe RYUKYU SHUGODENSETSU. Chỉ tiêu doanh nghiệp thực hiện công bố gồm có:

  • Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức công bố Mức đáp ứng RNI
1. Năng lượng Kcal/1,5g 4,93 – 6,67
2. Hàm lượng Protein g/1,5g 0,079 – 0,107
3. Hàm lượng Chất béo g/1,5g 0,044 – 0,060
4. Hàm lượng Carbohydrate g/1,5g 1,054 – 1,426
5. Hàm lượng Muối mg/1,5g 0,242 – 0,328
6. Hàm lượng Kali mg/1,5g 19,12 – 25,88
7. Hàm lượng Sắt mg/1,5g 0,054 – 0,072
8. Hàm lượng Curcumin Định tính Dương tính
  • Các chỉ tiêu vi sinh vật:
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí CFU/g 103
2. Coliform CFU/g 10
3. Escherichia coli CFU/g 0
4. Staphylococcus aureus CFU/g 3
5. Cl. Perfringens CFU/g 10
6. Salmonella CFU/25g 0
7. B. cereus CFU/g 10
8. TSBT Nấm men, nấm mốc CFU/g 100
  • Hàm lượng kim loại nặng:
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1. Chì (Pb) mg/kg 3,0
2. Cadimi (Cd) mg/kg 1,0
  • Hàm lượng hóa chất không mong muốn:
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức tối đa
1 Hàm lượng Aflatoxin B1 μg/kg 5
2 Hàm lượng Aflatoxin B1B2G1G2 μg/kg 15
3 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với phần 8.2: Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm của Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm Sinh học và Hóa học trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế.

=> Khi thực hiện kiểm định kỳ sản phẩm doanh nghiệp không cần phải thực hiện kiểm toàn bộ chỉ tiêu nêu trên mà chỉ cần kiểm một số chỉ tiêu chất lượng chủ yếu như: Năng lương, chất béo, protein; chỉ tiêu kim loại nặng và chỉ tiêu vi sinh.

Xem thêm: Báo động vi phạm không kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm

Dịch vụ kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm của Luật Việt Tín

Hiểu được các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sau công bố, Việt Tín hiện cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về thủ tục giấy tờ. Với các quy trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp và kinh nghiệm lâu năm cùng đội ngũ chuyên viên lâu năm, Luật Việt Tín tự tin sẽ hỗ trợ được tốt nhất cho quý doanh nghiệp.

Lưu ý khi kiểm nghiệm các sàn phẩm
Lưu ý khi kiểm nghiệm các sàn phẩm

Do đó ngay khi có nhu cầu kiểm nghiệm định kỳ sau công bố sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi, đảm bảo doanh nghiệp bạn sẽ được cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, nhanh chóng, an toàn, giá cạnh tranh so với thị trường!

Tham khảo thêm các thông tin liên quan đến tự công bố sản phẩm tại đây!